Hiện nay, việc đặt cọc là hành động bảo vệ quyền lợi của cả hai bên khi thực hiện giao dịch mua bán nhà. Tuy nhiên, việc đặt cọc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi nhiều người lợi dụng việc đặt cọc để chiếm đoạt số tiền này. Dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”. Vậy làm sao để cảnh giác chiêu trò lừa đảo đặt cọc mua nhà này? Hãy tham khảo bài viết của Luật Hà Châu dưới đây.
1. Thủ đoạn lừa đảo đặt cọc mua nhà
Chiêu trò lừa đảo đặt cọc mua nhà là bên lừa đảo bằng cách đăng tin rao bán một mảnh đất với giá đặt cọc cực cao so với thị trường. Bên cạnh đó, bên bán còn cung cấp đầy đủ các giấy tờ pháp lý, sổ sách nhà đất để đảm bảo tính xác thực.
Do đó, nhiều người đã rơi vào chiếc bẫy hấp dẫn này mà không hay biết mình đang bị lừa đảo đặt cọc mua nhà.
2. Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo đặt cọc mua nhà
Các hình thức, chiêu trò lừa đảo đặt cọc mua nhà mà người dân có thể gặp như sau:
Thứ nhất, “Mất tích”, gây khó dễ sau khi nhận tiền cọc
Hành vi lừa đảo tiền đặt cọc nhà đất thường gặp nhất hiện nay, sau khi nhận tiền đặt cọc của bên mua. Theo một khoảng thời gian hai bên thỏa thuận, thường là trong vòng 1 tháng, bên bán sẽ ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở cho bên mua. Tuy nhiên, khi tới thời hạn giao kết, không ít người mua hoảng hốt bởi bị bên bán cắt đứt liên lạc, ôm tiền “biến mất” hoặc viện đủ lý do để không ký hợp đồng mua bán, không sang tên, không ra công chứng,…
Thứ hai, môi giới lừa tiền cọc
Hiện nay, có một số người mua nhà đất giao dịch trực tiếp với công ty môi giới hoặc cò đất quen biết mà không thông qua chủ nhà. Phương thức này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Có những trường hợp sau khi nhận cọc, phía công ty môi giới “biến mất” không rõ lý do, còn chủ nhà phủ nhận mối quan hệ giữa hai bên. Nếu căn cứ trên hợp đồng đặt cọc đã ký kết, chủ nhà không có trách nhiệm với khoản tiền đặt cọc của người mua. Bên mua gần như mất trắng số tiền đặt cọc.
Thứ ba, Rắc rối tiền cọc vì quan hệ hôn nhân của chủ nhà
Có trường hợp sổ đỏ là tài sản chung của hai vợ chồng sau khi kết hôn nhưng thông tin trên sổ đỏ chỉ ghi tên người vợ hoặc người chồng. Có căn nhà là tài sản chung sau hôn nhân nhưng chưa có biên bản phân chia tài sản.
Nếu người mua không am hiểu về pháp lý, thấy thông tin trên sổ đỏ trùng khớp với người rao bán, xuống tiền cọc nhanh thì có khả năng sẽ gặp rắc rối bởi chồng/vợ của người rao bán không đồng ý bán.
Trường hợp này các bên có thể tự thỏa thuận với nhau. Nếu không đi đến thống nhất về phương án giải quyết, bên mua có thể khởi kiện bên bán ra toà. Việc tiến hành các thủ tục pháp lý để khởi kiện cũng mất nhiều thời gian.
Thứ tư, Chỉ có một mảnh đất nhưng nhận cọc của nhiều người
Chiêu thức của các đối tượng là đăng tin rao bán nhà đất với giá khá thấp so với thị trường. Bên bán cũng cung cấp cho người hỏi mua hình ảnh sổ đỏ để chứng minh minh bạch về pháp lý. Khách đồng ý mua, bên bán sẽ yêu cầu khách cọc tiền bằng giấy viết tay. Chỉ có một mảnh đất nhưng đối tượng ôm cọc của nhiều người. Sau khi gom được một khoản tiền lớn, đối tượng liền cao chạy xa bay khiến nhiều người đã đặt cọc phải ôm hận.
Thứ năm, Lừa cọc từ những mảnh đất có vướng mắc pháp lý
Vì có nhu cầu thực, ham giá rẻ, không ít trường hợp ngay từ đầu người mua đã biết mảnh đất đó không đảm bảo về mặt pháp lý như chưa có giấy tờ, nhà đang thế chấp ngân hàng, giấy tờ đứng tên người khác… nhưng vẫn dại dột nghe lời người bán đặt cọc rồi “tiền mất tật mang”.
Thứ sáu, Rủi ro cọc chồng cọc
Ở những khu vực “sốt đất”, nhiều người thường “lướt sóng” mua bán nhà đất qua hình thức đặt cọc, còn gọi là đặt cọc chồng cọc.
Phương thức mua bán nhà đất không chính quy này thường mang đến lợi nhuận nhanh chóng. Người mua trước mới đặt cọc, thấy giá tăng là chốt lời bán cho người mua sau bằng hình thức ký hợp đồng nhận cọc. Cứ như thế, những người mua sau đó thấy có lãi lại đẩy hàng cho người kế tiếp.
Rủi ro của việc mua bán nhà đất cọc chồng cọc nằm ở chỗ chỉ cần một bên “hủy kèo” hay lừa tiền đặt cọc, toàn bộ các hợp đồng cọc sau sẽ bị phá vỡ như hiệu ứng domino.
3. Người dân cần làm gì khi bị lừa đảo khi đặt cọc mua nhà
Khi bị lừa đặt cọc mua bán đất đai, người dân cần tố cáo ra phía cơ quan công an. Khi tố cáo, nạn nhân cần cung cấp cho cơ quan chức năng những bằng chứng liên quan đến hoạt động lừa đảo.
Để bảo vệ một cách toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người dân nên cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo khi đặt cọc mua bán đất đai.
Mọi người cần lưu ý rằng, đối với việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, luôn cần các bên trao đổi rõ ràng về nghĩa vụ thanh toán, nội dung thanh toán, các chứng thư, tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp.
———————————————
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái ( gần bệnh viện Quốc Tế Vinh), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)
Mail: luathachau@gmail.com.
Website: luathachau.vn/ – luatsuquangbinh.vn/
Tiktok:
#tuvanphaply #luathachau #luatsutaiQuangBinh #luatsuQuangBinh #HaChaulawfirm #dichvuphaplytaiQuangBinh #LuatHaChau