1. Hợp đồng đặt cọc là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc:
“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
=> Như vậy, ta có thể hiểu đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự giữa các bên tham gia giao dịch dân sự với nhau để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng và phải được lập thành văn bản.
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1, Mục I, Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP cũng hướng dẫn cụ thể việc giải quyết về tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc như sau: trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc.
a. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS (xem quy định Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015.)
b. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
c. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 146 BLDS (xem quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015)
d. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c nêu trên này, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.
=> Như vậy, trên thực tế khi xảy ra tranh chấp hợp đồng đặt cọc, các bên tham gia giao dịch có thể tự thỏa thuận, thương lượng với nhau để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nếu các bên không thể tự thỏa thuận thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết theo quy định trên.
3. Các trường hợp Hợp đồng đặt cọc vô hiệu.
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
- Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do giả tạo;
- Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
- Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do bị nhầm lẫn;
- Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
- Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức;
- Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được ;
=> Như vậy, khi rơi vào một trong các trường hợp nêu trên thì Hợp đồng cọc được xem là vô hiệu và không thể thực hiện được. Hậu quả pháp lý kéo theo sự vô hiệu này là các bên phải trao trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi thì phải bồi thường cho bên còn lại không có lỗi.
4. Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Tại sao nên lựa chọn Luật sư?
Luật sư sẽ là người rà soát, kiểm tra lại các điều khoản Hợp đồng do Khách hàng cung cấp; Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của hợp đồng; Tư vấn hỗ trợ khách hàng nên và không nên làm gì. Đưa ra định hướng bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Liên hệ ngay luật sư tư vấn, hạn chế rủi ro khi đặt cọc:
Nếu đang cần Luật sư tư vấn, hỗ trợ để giảm thiểu rủi ro đặt cọc các bạn có thể liên hệ theo một trong các phương thức sau:
Tư vấn trực tiếp tại văn phòng Luật sư theo địa chỉ:
+ Tại Hà Tĩnh: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.Tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
+ Tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái ( gần bệnh viện Quốc Tế Vinh), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
Tư vấn tại nhà: Liên hệ đặt lịch – 096.432. 1234 (zalo);
- Gửi hồ sơ vụ việc qua Email: Luathachau@gmail.com;
- Tư vấn đặt cọc qua Tổng đài: 096.432. 1234 (có zalo);
Bạn đang xem: “Quy đinh về giải quyết tranh chấp Hợp đồng đặt cọc”
Xem thêm: QUY ĐỊNH VỀ PHẠT VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Thông tin liên hệ
Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo cách thức sau:
- Số điện thoại: 096 432 1234
- Zalo : 096 432 1234
- Email: luathachau@gmail.com
- Fanpage: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình
Luật Hà Châu hỗ trợ tư vấn Miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể. Nếu quý khách hàng đang gặp phải những vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi
Hotline: 096 432 1234
CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU
✅ Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
✅ Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
✅ Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái ( gần bệnh viện Quốc Tế Vinh), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An
☎ Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)
📬 Mail: luathachau@gmail.com.
🌐 Website: luathachau.vn
✅ Tiktok: / luathachau4
📌 Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến
📌 Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An
📌 Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình
#luatdoanhnghiep #tuvanphaply #luathachau #luatsutaiHaTinh #luatsuHaTinh #HaChaulawfirm #dichvuphaplytaiNgheAn #LuatHaChau #totung