horso by themebuzz
096 432 1234
Luathachau@gmail.com
169 đường Lý Nam Đế, TP.Đồng Hới, Quảng Bình

NGOẠI TÌNH CÓ ĐƯỢC GIÀNH QUYỀN NUÔI CON KHÔNG?

Ngoại tình là một trong những nguyên nhân chính gây đổ vỡ hôn nhân, khi tình cảm không thể hàn gắn, nhiều cặp vợ chồng quyết định ly hôn. Không chỉ tranh chấp về tài sản, tranh giành quyền nuôi con khi ly hôn cũng là vấn đề nan giải. Vậy người ngoại tình có được giành quyền nuôi con không?

Ngoại tình có được giành quyền nuôi con không?

Căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài liệu để tự nuôi con mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của em.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Đồng thời, Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung số như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con cửa một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.

Căn cứ theo quy định trên, tùy theo từng trường hợp mà Toà án sẽ phải xem xét về điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con của bố/ mẹ có đảm bảo hay không. Đây cũng là căn cứ để Toà án xem xét về tư cách đạo đức của bố/mẹ có đảm bảo để con có môi trường sống, giáo dục tốt nhất hay không. Từ đó đưa ra phán quyết giao con chung cho bố/mẹ nuôi dưỡng.

=> Như vậy, khi ly hôn vợ/ chồng ngoại tình vẫn được quyền nuôi con khi đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con như sau:

– Điều kiện, khả năng trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người không trực tiếp nuôi;

– Sự gắn bó, thân thiết của con với bố/ mẹ;

– Sự quan tâm của bố/ mẹ đối với con;

– Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;

– Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;

– Nguyện vọng của con được sống chung với bố/ mẹ;

Do đó, việc ngoại tình chỉ là căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn. Nếu vợ/ chồng ngoại tình nhưng vẫn có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt hơn người còn lại thì vẫn có thể được quyền nuôi con. Ngược lại, nếu người ngoại tình không có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt thì khó có thể giành được quyền nuôi con

Việc vợ/ chồng ngoại tình nhưng người còn lại không có căn cứ chứng minh thì không ảnh hưởng đến quyền nuôi con. Việc xác định người trực tiếp nuôi con còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con mà ra quyết định ai được trực tiếp nuôi con.

Về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện hoặc các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét đến nguyện vọng của con.

Xem thêm: Vợ ngoại tình có được kiện đòi bồi thường thiệt hại không?

Dịch vụ giải quyết ly hôn tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

Luật Hà Châu cung cấp các dịch vụ bao gồm:

+ Tư vấn, soạn thảo hồ sơ, quy định pháp luật về ly hôn, ly hôn có yếu tố nước ngoài

+ Giải quyết Tranh chấp tài sản khi ly hôn

+ Tranh chấp Quyền nuôi con, cấp dưỡng, thay đổi người nuôi con;

+ Tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng; nợ chung, nợ riêng trong hôn nhân;

+ … và các thủ tục pháp lý khác

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý tận tâm, nhiệt tình, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và đưa ra giải pháp để thực hiện thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian nhất cho Quý khách hàng.

Liên hệ ngay cho chúng tôi:

Hotline: 096 432 1234

Luật Hà Châu hỗ trợ tư vấn Miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể.

CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU

✅ Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
✅ Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
✅ Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái ( gần bệnh viện Quốc Tế Vinh), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

☎ Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)

📬 Mail: luathachau@gmail.com.

🌐 Website: luathachau.vn

✅ Tiktok: / luathachau4

📌 Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến
📌 Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An
📌 Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình

#luatdoanhnghiep #tuvanphaply #luathachau #luatsutaiHaTinh #luatsuHaTinh #HaChaulawfirm #dichvuphaplytaiNgheAn #LuatHaChau #totung

Post Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *