horso by themebuzz
096 432 1234
Luathachau@gmail.com
169 đường Lý Nam Đế, TP.Đồng Hới, Quảng Bình

QUY ĐINH PHÁP LUẬT VỀ LÀM THÊM ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN

1. Quy định về độ tuổi

Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Bộ luật lao động 2019 quy định về “Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động”, quy định về độ tuổi lao động như sau:

  • Từ đủ 15 tuổi trở lên: Được phép làm việc nhưng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật và chỉ làm công việc phù hợp.
  • Dưới 15 tuổi: Chỉ được làm những công việc nhẹ nhàng theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Từ đủ 18 tuổi: Được làm tất cả các công việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy học sinh, sinh viên muốn làm thêm cần xem xét các điều kiện sau:

Dưới 13 tuổiRất hạn chếChỉ được làm công việc nghệ thuật, thể thao… không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển.
Từ 13 – dưới 15 tuổiCó thể làm việcChỉ được làm công việc nhẹ nhàng, không quá 4 giờ/ngày, không quá 20 giờ/tuần. Phải có sự đồng ý của cha mẹ.
Từ 15 – dưới 18 tuổiĐược phépKhông quá 8 giờ/ngày, 40 giờ/tuần. Không làm việc nguy hiểm, độc hại, không làm ca đêm.
Từ 18 tuổi trở lênĐược làm mọi công việc hợp phápCó thể làm thêm giờ, làm ca đêm nhưng phải ký hợp đồng đầy đủ.
  • Sinh viên trên 18 tuổi có thể làm hầu hết các công việc nhưng vẫn phải đảm bảo quyền lợi theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Học sinh dưới 18 tuổi dễ bị vi phạm quyền lợi khi chủ sử dụng không tuân thủ quy định về thời gian làm việc hoặc giao công việc không phù hợp.

Đối với học sinh, sinh viên, phần lớn rơi vào nhóm từ 15-22 tuổi, nên cần lưu ý các giới hạn về công việc và thời gian làm việc.

2. Thời gian làm việc

Theo điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc của người chưa thành niên:

  • Người từ 15 đến dưới 18 tuổi không được làm quá 8 giờ/ngày40 giờ/tuần.
  • Người dưới 15 tuổi chỉ được làm 4 giờ/ngày20 giờ/tuần.
  • Không được làm thêm giờ và làm ca đêm (từ 22h đến 6h sáng).

Tuy nhiên ở đối tượng được xác định người dưới 15 tuổi và người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc đối tượng học sinh sẽ có thời gian các ngày trong tuần phải học tập theo quy định nhà trường mà bản thân học sinh đang theo học. Còn đối với sinh viên là những người từ đủ 18 tuổi trở lên thì thời gian làm việc bình thường sẽ được quy định tại điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 về:

  • Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
  • Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

=> Do vậy học sinh, sinh viên có thể làm các công việc trọn thời gian và không trọn thời gian. Học sinh, sinh viên làm thêm cần chú ý không để ảnh hưởng đến việc học tập, vì một số trường có thể có quy định riêng về việc này. Cùng với đó sinh viên làm thêm trong lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng, quán cà phê, bán hàng thường bị ép làm quá số giờ quy định, đặc biệt là ca đêm. Nhiều bạn chấp nhận làm thêm giờ mà không có chế độ đãi ngộ hợp lý do chưa hiểu rõ quyền lợi của mình.

3. Các công việc bị cấm đối với học sinh, sinh viên

Căn cứ theo Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019 thì những công việc bị cấm đối với lao động chưa thành niên được xác định thuộc lứa tuổi học sinh gồm:

  • Công việc nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, làm việc trong môi trường có nguy cơ tai nạn cao.
  • Làm việc tại quán karaoke, vũ trường, quán bar, cơ sở massage.
  • Công việc nặng nhọc như bốc vác, khai thác khoáng sản, lặn biển…
  • Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
  • Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
  • Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
  • Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
  • Phá dỡ các công trình xây dựng;
  • Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
  • Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
  • Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Luật cũng quy định cấm người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm việc ở các nơi sau:

  • Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
  • Công trường xây dựng;
  • Cơ sở giết mổ gia súc;Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
  • Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Còn đối với sinh viên trên 18 tuổi có thể làm đa dạng các công việc hơn nhưng vẫn cần tuân thủ các điều kiện về an toàn lao động.

4. Quy định về mức lương

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP về Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

VùngMức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng)
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I4.960.00023.800
Vùng II4.410.00021.200
Vùng III3.860.00018.600
Vùng IV3.450.00016.600

Đây là mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động, doanh nghiệp phải trả nếu ký hợp đồng lao động chính thức với học sinh, sinh viên. Nếu làm theo giờ, lương tối thiểu phải tuân theo mức quy định theo giờ của từng vùng.

Ví dụ thực tế:

  • Một sinh viên làm thêm tại quán cà phê ở TP. HCM (Vùng I) với mức 20.000 VNĐ/giờ → Thấp hơn mức tối thiểu (23.800 VNĐ/giờ) → được xem là vi phạm luật.
  • Nếu một sinh viên làm bán thời gian (4 giờ/ngày, 25 ngày/tháng), mức lương tối thiểu họ phải nhận là: 4×23.800×25=2.380.000VNĐ. Nếu lương nhận được thấp hơn mức này, sinh viên có thể khiếu nại.

5. Hợp đồng lao động

Bộ luật lao động 2019 quy định về việc giao kết hợp đồng lao động như sau:

  • Dưới 1 tháng: Không bắt buộc ký hợp đồng lao động bằng văn bản, nhưng vẫn phải trả đủ lương theo thỏa thuận.
  • Từ 1 tháng trở lên: Bắt buộc phải có hợp đồng lao động bằng văn bản theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019.
  • Người từ 15 – dưới 18 tuổi: Khi ký hợp đồng lao động phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật (cha mẹ hoặc người giám hộ).

=> Trên thực tế, nhiều sinh viên làm việc không có hợp đồng, dễ bị quỵt lương hoặc bị sa thải mà không có căn cứ pháp lý khiếu nại. Một số công ty ký hợp đồng nhưng trả lương thấp hơn quy định, không đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, nếu công việc kéo dài trên 1 tháng, sinh viên nên yêu cầu ký hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi. Nếu không có hợp đồng, nên giữ bằng chứng làm việc như tin nhắn, bảng chấm công, biên lai nhận lương,..

Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo cách thức sau:

Luật Hà Châu hỗ trợ tư vấn Miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm. Chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể. Nếu quý khách hàng đang gặp phải những vướng mắc pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi

Hotline: 096 432 1234

CÔNG TY LUẬT HÀ CHÂU

✅ Trụ sở chính: số 02H Vũ Quang, phường Trần Phú, Tp. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
✅ Chi nhánh tại Quảng Bình: 169 Lý Nam Đế, phường Đồng Phú, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
✅ Chi nhánh tại Nghệ An: số 88 Phạm Đình Toái ( gần bệnh viện Quốc Tế Vinh), xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

☎ Điện thoại: 096.432.1234 (Ths. Luật sư Phan Văn Chiều)

📬 Mail: luathachau@gmail.com.

🌐 Website: luathachau.vn

✅ Tiktok: / luathachau4

📌 Fanpage chính: Luật Hà Châu – Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Trực Tuyến
📌 Fanpage Chi nhánh Nghệ An: Luật sư Hà Châu – Nghệ An
📌 Fanpage Chi nhánh Quảng Bình: Luật sư Hà Châu – Luật sư tại Quảng Bình

#luatdoanhnghiep #tuvanphaply #luathachau #luatsutaiHaTinh #luatsuHaTinh #HaChaulawfirm #dichvuphaplytaiNgheAn #LuatHaChau #totung

Post Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *